Phân phối rễ cam thảo dược liệu sỉ, lẻ toàn quốc
Rễ cam thảo được sử dụng ở Việt Nam và Trung Quốc từ rất lâu để làm thuốc đông y. Rễ của chúng từ lâu được dùng làm trà ngọt cho các vị vua chúa. Ngày nay, nó được dùng để điều trị nhiều loại bệnh và tạo hương vị cho kẹo, đồ uống và dược liệu.
Cam thảo có tên tiếng anh là glycyrrhiza, mọc tự nhiên ở rất nhiều vùng khí hậu nhiệt đới. Thân và rễ cây cam thảo có chứa một hợp chất gọi là glycyrrhizin, có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh.
Nó cũng được cho là làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, glycyrrhiza cũng gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế một số nơi người ta khử glycyrrhizin trong cam thảo và gọi tắt là DGL.
Các công dụng chính của cam thảo với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mốt số công dụng y học của rễ cảm thảo. Ví dụ một loại kem chứa rễ cam thảo, rễ long đởm và chiết xuất vỏ cây liễu. Có tác dụng tương đương với kem hydrocortisone 1% trong việc điều trị chàm da.
Trào ngược dạ dày
Rễ cây cam thảo có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng các bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, ợ nóng, trào ngược axit. 2017, một nghiên cứu trên 58 người cho thấy việc sử dụng cam thảo hàng ngày có tác dụng tốt so với các loại thuốc kháng axit dạ dày thông thường.
Loét dạ dày, tá tràng
Những vết loét dạ dày thường do vi khuẩn H. pylori. Các flavonoid có trong cam thảo có tác dụng giúp tăng sản xuất chất nhày, giảm viêm và cải thiện hệ vi sinh đường ruột tự nhiên. 2016, một nghiên cứu trên 120 người cho thấy vi khuẩn H. pylori giảm đáng kể sau 2 tuần điều trị bằng cam thảo.
Có thể chống ung thư
Một vài nghiên cứu trên động vật, cho thấy rễ cam thảo giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư da, ung thư trực trang, ung thu vú… Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ mới giới hạn ở động vật.
Giảm các bệnh đường hô hấp
Glycyrrhizin từ rễ cam thảo có thể giúp làm giảm bệnh hen suyễn, do đặc tính chống viêm của nó. Trà và chiết xuất cam thảo có thể bảo vệ chống lại bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.
Một số lợi ích tiềm năng khác:
Đang có một số nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng của cam thảo với các tình trạng như:
- Giảm sâu răng, viêm lợi, viêm nướu
- Hỗ trợ bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ giảm cân
- Điều trị viêm gan C
Tuy nhiên cần nhiều thực nghiệm để hỗ trợ đầy đủ cho các lợi ích sức khỏe này.
Tác dụng phụ và quá liều
Rễ cam thảo nói chung là an toàn trong thực phẩm. Tuy nhiên các thành phần của nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc điều trị.
Việc sử dụng lâu dài hoặc quá liều cam thảo dẫn đến tích tụ glycyrrhirin trong cơ thể. Một số trường hợp hiếm gặp, các tình trạng có thể xảy ra.
- Huyết áp cao
- Nồng độ kali thấp
- Loạn nhịp tim
- Suy thận
- Suy tim
- Sung huyết
- Phù phổi
Câu hỏi thường gặp
Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Cam thảo có vị ngọt tự nhiên nên rất thường được cho vào các loại trà thanh nhiệt, giải độc. Trong cam thảo có một hoạt chất gọi là glycyrrhira có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống trào ngược dạ dày. Nước cam thảo ít chứa đường, chất béo, năng lượng nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm cân, giảm cholesterol, phóng chống ung thư và một số bệnh thường gặp.
Uống nước cam thảo có tăng cân không?
Rất nhiều bạn nữ quan tâm đến việc uống nước cam thảo có gây tăng cân không. Như đã nói ở trên cam thảo chứa rất ít calo nên hầu như không tác động đến năng lượng bạn nạp vào cơ thể hàng ngày. Ngoài ra cam thảo có tác dụng giảm đường huyết, giảm cholesterol xấu nên rất phù hợp với người muốn giảm cân.
Cách pha nước cam thảo?
Cách tốt nhất để giảm ho và đau họng vào mùa đông là pha một tách trà cam thảo. Bạn có thể pha thêm một miếng gừng, một thanh quế và một thanh rễ cam thảo dài khoảng 5cm. Hãm các thành phần này với nước nóng trong 10 phút là có thể lấy ra sử dụng.
Việt Nhiên Food Pharm Co là doanh nghiệp hàng đầu chuyên xuất khẩu cam thảo dược liệu ra thế giới. Chính vì thế chung tôi luôn có sẵn nhiều cam thảo, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của bạn.
Xem thêm:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.