Gừng bao nhiêu 1kg? Giá gừng hôm nay 03/04/2025

Gừng thêm hương vị thơm ngon cho cả đồ ăn ngọt và mặn. Vị cay dễ chịu từ rễ cây gừng, là thứ làm cho mứt gừng, trà gừng, các loại kẹo và nhiều món ăn châu Á trở nên hấp dẫn.

giá gừng bao nhiêu 1kg

Các giống gừng tại Việt Nam

Sau đây là các giống gừng nổi tiếng được trồng nhiều ở nước ta cho mục đích thương mại.

  • Gừng Trâu
  • Gừng Dé
  • Gừng Lai (Tiền Giang)
  • Gừng Tàu (nhập khẩu)
  • Gừng Nồi (Long An)
  • Gừng Đen

Các khu vực trồng gừng chính tại nước ta

Miền Bắc: Chợ Mới (Bắc Kạn), Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Giang

Miền Trung: Kỳ Sơn (Nghệ An)

Miền Nam: Núi Ngọc Linh (Kon Tum), Đắk Lắk, Bình Phước, Đắk Nông, Tây Ninh

Giá gừng hôm nay bao nhiêu 03/04/2025

Chủng loại Giá cả
Gừng trâu tươi 20.000đ-30.000đ/kg
Gừng sẻ 50.000đ-60.000đ/kg
Gừng hữu cơ 80.000đ-90.000đ/kg
Gừng đen 300.000đ-350.000đ/kg

Giá gừng tại vườn tết 2025

Để cập nhật thông tin cho bà con chuẩn bị trồng gừng. Việt Nhiên cập nhật giá gừng tết 2025 được thương lái thu mua với giá 16.000đ/kg.

Đây không phải mức giá qua cao, tuy nhiên năm nay bà con được mùa. Các giống gừng mới cho sản lượng cao với 1.500 m2 cho thu hoạch 5 tấn. Bà con trồng gừng có lãi 10-15 triệu/sào để đầu tư cho mùa vụ sau.

Các giống gừng hiện nay trồng khoảng 9-10 tháng là cho thu hoạch, bà con lựa thời điểm xuống giống sao cho kịp vụ tết.

Hướng dẫn chọn gừng ngon

Bề ngoài: bề mặt thô ráp, nhăn là củ gừng già, bề mặt nhẵn bóng là củ gừng non ít thơm.

Mùi hương: cạo nhẹ lớp vỏ nếu thấy có mùi nồng, cay, nóng là gừng ngon. Củ có mùi lạ, hoặc mùi nhẹ là gừng non hoặc hư.

Kích thước: nên mua các củ gừng nhỏ, vỏ sần sùi, cầm chắc tay thường giàu tinh dầu hơn hẳn.

Mọc mầm: các củ đã mọc mầm thường đã bị mất một phần dinh dưỡng nên hương vị kém đi hẳn, không nên mua.

Lợi ích sức khỏe của gừng

giá gừng hôm nay mới nhất

Gừng không chỉ ngon. Gingerol, một thành phần tự nhiên của rễ gừng, có lợi cho nhu động ruột – tốc độ thức ăn thoát khỏi dạ dày và tiếp tục trong hệ tiêu hóa. Ăn gừng thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả, do đó thưc ăn không lưu lại trong ruột quá lâu.

  • Giảm buồn nôn: thúc đẩy làm rỗng dạ dày có thể làm giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn do:
  • Hóa trị: các chuyên gia làm việc với bệnh nhân đang hóa trị ung thư cho biết gừng có thể làm giảm buồn nôn sau khi điều trị và không có một số tác dụng phụ của thuốc chống buồn nôn.
  • Mang thai: trong nhiều thế hệ, phụ nữ đã sử dụng gừng để làm dịu “ốm nghén” và các cơn buồn nôn khác liên quan đến thai kỳ.
  • Đầy hơi: ăn gừng có thể làm giảm quá trình lên men, táo bón và các nguyên nhân khác gây đầy hơi trong ruột.
  • Làm mòn tế bào: gừng chứa chất chống oxy hóa. Các phân tử này giúp kiểm soát các gốc tự do, là những hợp chất có thể gây hại cho tế bào khi số lượng của chúng tăng quá cao.
  • Chống viêm: gừng chứa hơn 400 hợp chất tự nhiên và một số trong đó có tác dụng chống viêm. Ví dụ như viêm khớp dạng thấp và viêm đường hô hấp.

Tác dụng phụ của gừng

Các nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết mọi người đều có thể ăn gừng với lượng bình thường – chẳng hạn như trong thực phẩm và món ăn. Tuy nhiên, có một số lo ngại.

Liều cao hơn, chẳng hạn như trong thực phẩm bổ sung, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Những người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu như warfarin, aspirin và các loại khác) có thể cần thận trọng.

Các nghiên cứu cùng tìm hiểu xem lượng gừng lớn có tác động đến insulin và làm giảm lượng đường trong máu hay không. Vi thế trước khi có thêm thông tin, những người mắc tiểu đường có thể ăn gừng bình thường và cố gắng tránh xa các chất bổ sung gừng liều cao.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *