Cây hạt đác là gì? Nghề thu hoạch hạt đác tự nhiên

Cây hạt đác là gì?

Cây hạt đác thuộc họ cau, cao từ 7-10 mét, là loài cây lâu năm có thể sống 30-40 năm. Cây trồng 10 năm mới cho trái, mỗi lần cho hàng nghìn trái. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch mất 3 năm.

Lá cây đác mọc quanh thân, dài 3-5 mét xẻ lông chim khá giống lá cây dừa.

Hoa cây đác mọc thành chùm, mỗi chùm chứa hàng trăm quả nhỏ dài 1-1,2 mét.

Qủa đác tròn, đường kính 3-5cm, khi non màu xanh lá, khi chín màu nâu, bên trong chứa 3 hạt. Vỏ cứng, dày, chứa nhiều nhựa gây ngứa.

Thường mọc trong rừng cạnh các thung lũng hoặc chân núi ẩm ướt. Cây đác khá giống cây thốt nốt nhưng thấp hơn, 100% hạt đác thu hoạch từ các cây tự nhiên.

So sánh hạt đác và thốt nốt

Hạt đác, thốt nốt và dừa nước có hình dạng khá giống nhau. Chúng đều là hạt của các loại cây thuộc họ cây cọ, cau hoặc dừa. Tuy nhiên hạt đác không có mùi nhỏ hơn, còn hạt thốt nốt có mùi thơm và to hơn một chút. Khi ăn hạt đác có vị giòn sần sật, còn thốt nốt thì mềm hơn. Cả hai đều không có vị ngọt vì thế khi ăn cần rim đường hoặc dùng để nấu chè.

Cây đác có tác dụng gì?

Ngoài công dụng cho ra hạt đác thơm ngon trong các món chè. Tuy nhiên, người ta mới chỉ biết cách ăn hạt những năm gần đây. Giữa thế kỷ 20, người dân tộc trong rừng thường chặt bỏ cây đác. Lấy phần lõi bên trong giã lấy nước, phơi khô để lấy phần tinh bột bên trong ăn thay cơm.

Một cây đác trưởng thành cho thu hoạch 20-100kg tinh bột. Đủ cho cả làng ăn trong một tuần, cây đác là loài cây có sức sống mãnh liệt, phát triển tốt ở vùng đất và khí hậu thích hợp. Nước từ nhụy hoa sau khi cắt cũng có thể dùng cô đặc lấy đường giống thốt nốt, tuy nhiên lượng nước rất ít.

Cách dùng hạt đác

Hạt đác rất lành tính, hương vị ngon, giòn thích hợp trong nhiều món ăn vặt như chè, làm mứt và các món giải nhiệt khác. Sau đây là những cách dùng hạt đác phổ biến nhất:

Hạt đác rim đường

Nguyên liệu: 300g đường, 1kg hạt đác

Hạt đác ăn khá nhạt nhẽo, chính vì thế rim với đường sẽ làm tăng hương vị. Hạt đác ướp với đường, lá dứa trong 1 giờ. Sau đó đem rim với lửa nhỏ đến khi hết nước là được. Đác rim đường có thể sử dụng chung với nhiều món ăn.

Sữa chua hạt đác

Nguyên liệu: trái cây thái hạt lựu, hạt đác, 1 hộp sữa chua.

Trái cây đem xắt hạt lựu, trộn với sữa chua và hạt đác. Ăn vào thời tiết nóng bức rất có lợi cho sức khỏe, làm đẹp da, giảm cân, tốt cho trẻ em…

Một vài món ăn ngon khác với hạt đác:

  • Hạt đác rim dứa (màu vàng)
  • Hạt đác rim dâu tằm (màu nâu)
  • Hạt đác rim dâu tây (màu đỏ)
  • Hạt đác rim lá dứa (màu xanh)
  • Hạt đác rim chanh dây (màu cam)

Cây đác trồng ở đâu?

Cây đác thuộc họ cau thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, ẩm ướt. Tại nước ta chúng mọc tự nhiên tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Nha Trang.

Cây đác ít được trồng, người ta khai thác các cây mọc hoang trong rừng sâu. Các cây mọc gần bìa rừng đã bị người dân gần đó khai thác hết.

Nghề thu hoạch hạt đác

Chỉ những thợ rừng lâu năm mới biết vị trí cây đác trong rừng. Phải đi bộ mất 2 tiếng mới đến được khu vực có đác tự nhiên, khoảng 10 cây.

Cây đác tự nhiên khá giống cây thốt nốt. Trái đác mọc thành chùm hàng trăm quả, như những buồng cau sai trĩu quả.

Mỗi mùa chúng ra rất nhiều quả che kín cả thân cây. Chính vì thế 3-4 năm sau chúng mới cho thu hoạch đợt tiếp theo.

Thợ rừng chỉ chặt các buồng quả đã chín, mỗi cây có hàng chục buồng. Sau nửa ngày, 4 người thu hoạch được khoảng một đống rơm. Hạt đác có nhựa gây ngứa khi ăn, chính vì thế cần đốt để loại bỏ nhựa và làm mềm lớp vỏ.

Sau khi đốt bằng than hoặc củi, người ta lấy một con dao và một chiếc kẹp gỗ. Tác hạt đác màu trắng trong quả, mỗi quả sẽ cho 3 hạt màu trắng.

Sau một ngày thu hoạch 4 người thu được 60g hạt đác, mỗi kg hạt bán được 30.000đ-40.000đ.

Cây đác sau khi trồng 10 năm mới cho thu hoạch. Kể từ khi ra hoa đậu quả đến lúc thu hoạch mất thêm 3 năm nữa. Chính vì thế rất ít người trồng đác, mà chủ yếu khai thác chúng trong rừng sâu.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *