Cây điều, có tên khoa học là Anacardium occidentale, là một loại cây thường xanh nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Anacardiaceae.
Cây điều là gì?
Có nguồn gốc từ đông bắc Brazil, loài này đã được công nhận trên toàn cầy vì hạt ăn được có giá trị, thường gọi là hạt điều và quả phụ độc đáo của nó, gọi là quả táo điều.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các khía cạnh thực vật của cây điều, bao gồm kích thước cây, hình thái lá và các đặc điểm của quả.
Cho dù bạn là người trồng điều, người mua hay người thích ăn điều. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin toàn diện về loài cây đáng chú ý này.
Đặc điểm của cây điều
Kích thước và hình thái cây
Anacardium occidentale có thể phát triển thành cây bụi hoặc cây gỗ đạt chiều cao lên tới 14 mét trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, để trồng thương mại, các giống điều lùn được ưa chuộng hơn do chúng trưởng thành sớm và có năng suất cao, thường cao tới 6 mét.
Cây có thân cây ngắn, thường có hình dạng bất thường với vỏ màu xám, xù xì. Kiểu phân nhánh rất rộng, các nhánh bắt đầu gần mặt đất và lan rộng, tạo thành tán cây rậm rạp.
Cây điều lớn nhất thế giới có tán cây rộng 8500 mét vuông tại Brazil là một trong những cảnh tượng đáng chiêm ngưỡng nhất.
Hình thái lá
Lá điều được sắp xếp theo hình xoắn ốc, kết cấu giống da và có hình elip. Lá dài từ 4-22cm, rộng 2-15 cm với mép lá nhẵn.
Khi trưởng thành, lá có màu xanh đậm, khi còn non có màu đỏ hoặc xanh nhạt. Sự thay đổi màu sắc lá do cây thích nghi với các điều kiện môi trường sống khác nhau.
Quả của cây điều
Quả điều là quả giả, là phần có màu hấp dẫn nhìn khá giống quả táo. Màu sắc rực rỡ từ vàng đến đỏ làm cho nó trở nên bắt mắt. Loại quả phụ này có hình dáng khá giống quả lê, thường có hình bầu dục dài từ 5-11 cm.
Quả điều phát triển từ cuống và đế hoa điều. Nó chín thành một cấu trúc mọng nước và nhiều thịt hơn so với quả thật. Phần quả giả này ăn được, thường được chế biến thành nước ép hoặc rượu.
Ngược lại với quả giả, quả điều thật có hình thận, mọc ở cuối của quả giả. Quả thật này chứa hạt ăn được, thường được gọi là hạt điều, một món ngon được nhiều người săn đón trên khắp thế giới.
Hạt của cây điều
Hạt điều không chỉ là hạt, nó là quả thực vật của cây điều. Quả thật hình quả thận tương đối nhỏ, giống như một hạt đậu lớn và được bao bọc trong lớp bỏ hai lớp chứa nhiều chất độc. Hạt dài khoảng 2,5 cm và được bao bọc trog lớp bỏ độc hại này. Điều thú vị là vỏ hạt điều có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như sản xuất chất bôi trơn và sơn.
Kết cấu
Vỏ điều khá mỏng, mịn, căng và có sáp. Nó bao bọc một lớp bên trong đặc, nhiều thịt, xốp, mềm. Hạt điều được bao bọc trong lớp vỏ kép chứa nhựa phenolic gây dị ứng, axit anacardic, có thể gây dị ứng khi tiếp xúc.
Hương vị
Qủa điều có vị chát, hơi chua và ngọt là sự pha trộn giữa xoài và dứa.
Hạt điều, sau khi được rang có vị ngọt, béo với kết cấu hơi mềm.
Trọng lượng
Trọng lượng của quả điều lớn hơn hạt từ 6-7 lần, hạt điều chỉ chiếm 10% tổng trọng lượng của quả.
Dinh dưỡng và kinh tế
Ngoài các đặc điểm hình thái, quả điều còn có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Qủa điều chứa nguồn vitamin C dồi dào, cung cấp một lượng đáng kể vitamin C hàng ngày, chứa chất chống oxy hóa và chất chống lại stress oxy hóa.
Hạt điều được đánh giá cao về làm lượng protein, axit béo, khoáng chất. Khiến nó trở thành thực phẩm tiềm năng trên toàn thế giới.
Các giai đoạn phát triển của cây điều
Cây điều chủ yếu được nhân giống từ hạt. Ghép là phương pháp nhanh nhất để sản xuất thương mại, đảm bảo sự nhất quán về giống và chất lượng hạt sau này. Cây con cần khí hậu nhiệt đới, từ 10-24 độ C để phát triển tốt nhất.
Giai đoạn cây con
Cây con bắt đầu phát triển hệ thống rễ và cắm sâu vào đất và hình thành tán cây. Giai đoạn này tạo nền tảng vững chắc cho năng suất tương lai của cây con. Cây điều bắt đầu cho quả trong vòng 2-3 năm, nhưng năng suất đáng kể thường bắt đầu sau năm thứ 3.
Ra hoa
Cây điều ra hoa và chi thu hoạch một lần mỗi năm, thường là từ tháng 11 đến tháng 1, tùy thuộc vào khu vực. Cây tạo ra hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa, sau đó côn trùng sẽ hỗ trợ thụ phấn. giai đoạn này nếu độ ẩm quá cao do mưa, sương sẽ khiến hoa bị hỏng do các bệnh như thán thư và nấm mốc gây mất mùa.
Ra quả
Sau khi thụ phấn thành công, cây điều bắt đầu ra quả. Ban đầu, hạt hình thành và phát triển nhanh chóng, trong khi quả điều (cuống hoa sưng) bắt đầu phát triển và lớn lên chỉ khoảng 2 tuần trước khi quả chín. Giai đoạn này mất khoảng 6-8 tuần từ khi thụ phấn đến khi quả phát triển hoàn chỉnh.
Thu hoạch
Sự thay đổi màu sắc của quả điều cho biết sắp đến thời điểm thu hoạch. Quả giả chuyển từ xanh sang vàng hoặc đỏ, và quả thật chuyển thành màu xám. Toàn bộ quá trình ra hoa đến thu hoạch kéo dài 2-3 tháng. Việc thu hoạch thường diễn ra khi quả và hạt rụng xuống đất.
Thành phẩm
Sau khi thu hoạch, hạt được tách khỏi quả và trải qua quá trình sấy khô để giảm độ ẩm, điều này rất quan trọng để tăng thời gian bảo quản. Sau đó, hạt thô được rang để loại bỏ nhựa urushiol độc hại, sau đó lấy ra phần nhân ăn được.
Giá trị dinh dưỡng của hạt điều
Protein
Hạt điều chứa protein vừa phải, dao động từ 5 gam cho mỗi khẩu phần ăn 28g. Hàm lượng protein này đáng kể so với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác. Khiến hạt điều trở thành nguồn protein giá trị cho các chế độ ăn chay.
Chất béo
Hạt điều rất giàu chất béo 40-50% tổng trọng lượng. Chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn, có lợi cho sức khỏe. Chất béo bão hòa (không tốt) chiếm hàm lượng nhỏ.
Carbohydrate
Hạt điều có hàm lượng carbohydrate thấp, 8,6-9g cho khẩu phần 28g. Chất xơ chiếm khoảng 1g, đường 1,7g cho mỗi khẩu phần.
Vitamin
Hạt điều cũng chứa một vài vitamin thiết yếu. Bao gồm vitamin K 9,7 microgam trên mỗi khẩu phần. Chúng cũng chứa và vitamin nhóm B như thiamin và vitamin B6.
Khoáng chất
Hạt điều rất giàu magie khoảng 20% giá trị hàng ngày cho mỗi khẩu phần 28g. Chúng cũng cung cấp một lượng đáng kể phốt pho, đồng và mangan. Sắt và kẽm cung chứa một lượng nhỏ.
Calo
Một phần 28g chứa từ 157-165 calo. Chất béo là nguồn calo chính, tiếp theo là protein và carbohydrate.
Đường
Hạt điều có lượng đường khá thấp ước tính là 3 cho mỗi khẩu phần 28g. 3 là chỉ số đường huyết khá thấp trong thang đo từ 1 đến 10.
Lời kết
Hạt điều mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng, tính linh hoạt trong các lĩnh vực thực phẩm và kinh tế. Xu hướng ăn uống lành mạnh và tính bền vững càng làm tăng thêm sự phổ biến của chúng. Do trồng hạt điều sử dụng tối thiểu phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Câu hỏi thường gặp
Quả điều có ăn được không?
Quả điều ăn được và có khá nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa. Thậm chí còn nhiều vitamin C hơn các loại cây có múi như cam, bưởi… Tuy nhiên, vị của nó hơi chát và so với các loại trái cây khác không ngon bằng nên ít được sử dụng làm lương thực tại nước ta. Tuy nhiên, ở Châu Phi nơi lương thực thiếu thốn, quả điều vẫn được sử dụng làm nhiều món ăn như mứt, nước ép để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.
Cây điều có ở đâu?
Cây điều ở nước ta được trồng phổ biến ở nước ta tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng. Cây điều trồng tại Bình Phước được đánh giá cao nhất vì cho ra chất lượng hạt tốt nhất, hạt to và chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Có thể bạn chưa biết Việt Nam hiện nay là quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới.
Cây điều trồng bao lâu có trái?
Trước đây, các giống điều thường cho trái khi trồng từ 4-5 năm. Tuy nhiên, gần đây giống điều lùn được lai tạo và đưa vào trồng trọt. Cho trái chỉ sau 2-3 năm, tuy nhiên sản lượng đáng kể khi trồng sau 3 năm. Cây điều càng to, lâu năm sản lượng càng tăng cao. Cây điều có thể cho trái trong suốt 15-30 năm, tốn ít công chăm sóc.
Cây điều ra hoa vào tháng mấy?
Tại nước ta cây điều thường ra hoa vào từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong đó điều rộ nhất vào tháng 1, tháng 2. Khi điều ra hoa gặp mưa lớn hoặc sương muối nhiều sẽ làm rụng nhiều hoa gây thất thu. Vào mùa thu hoạch giá hạt điều rang muối sẽ rẻ hơn một chút so với các thời điểm khác trong năm.
Xem thêm:
- Tìm hiểu tất tần tật về cây Macca Việt Nam
- Ăn hạt điều có béo không?
- Hạt điều rang muối Bình Phước giá bao nhiêu?
- Quả điều có ăn được không?